image banner
Trao đổi vướng mắc trong quá trình áp dụng khoản 5 điều 206 Bộ luật tố tụng Hình sự

Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định :" Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định ". Theo đó, một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 5 Điều 206 BLTTHS đó là "tiền giả".


Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự khi cần xác định số tiền thu giữ trong vụ án có phải là tiền giả hay không thì Cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết cần phải trưng cầu giám định đó là tiền thật hay tiền giả. Thực tiễn tại địa phương, đơn vị trong thời gian qua đối với tất cả các vụ án Đánh bạc ( kể cả các vụ án đánh bạc bằng hình thức đánh số lô, số đề) số tiền thu giữ trong vụ án đều được trưng cầu giám định. Đối với số tiền này, khi sử dụng các đối tượng đánh bạc không biết đó là tiền giả hay tiền thật và nếu đó là tiền giả thì ý thức chủ quan của họ cũng không biết. Trong trường hợp này số tiền thu giữ trong các vụ án đánh bạc có phải trưng cầu giám định không? hay chỉ trưng cầu giám định khi có căn cứ cho rằng đó là tiền giả thì mới thực hiện việc trưng cầu giám định. Bởi lẽ, điều 206 BLTHHS quy định bắt buộc trưng cầu giám định khi cần xác định đó là tiền giả.


Như vậy, không phải bất cứ trường hợp nào khi vật chứng thu giữ được là tiền các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải thực hiện việc trưng cầu giám định, việc này sẽ rất mất rất nhiều thời gian, chi phí giám định trong khi phần nhiều các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì đối tượng tác động của tội phạm là vật chất (chủ yếu là tiền) và tiền mà tội phạm có được (trực tiếp hoặc gián tiếp) sẽ là vật chứng trong vụ án hình sự nếu các cơ quan tiến hành tố tụng thu được khi giải quyết vụ án, cho nên việc quy định phải giám định vật chứng là tiền sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra, xử lý vụ án, số tiền thu được cũng không phải tiến hành giám định vì không có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án tuy rằng đây là vật chứng. Theo quan điểm của tác giả thì chỉ bắt buộc giám định ngay đối với tiền khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có căn cứ để nghi ngờ đó là tiền giả trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án hoặc có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc xử lý, giải quyết các loại tội phạm vi phạm về tiền giả quy định tại Bộ luật Hình sự ví dụ như đối với Tội Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự... và từ những phân tích nêu trên, thấy rằng cần phải sửa đổi một phần điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS cho phù hợp với Điều 206 BLTTHS để có được cách hiểu thống nhất khi áp dụng pháp luật như sau: “ Khi cần xác định vật chứng là tiền giả, vàng, bạc kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, vũ khi quân dụng, chất ma túy thì phải được giám định ngay sau khi thu thập…”.



Trần Thị Thu Hiền

Viện KSND huyện Nghĩa Đàn





THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1