image banner
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết các vụ việc tín dụng, ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại.

Theo quy định tại Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt BLTTDS), Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật quy định để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại bảo đảm việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại có căn cứ, kịp thời, đúng pháp luật. Và qua rà soát nội dung các vụ án kinh doanh thương mại nhận thấy chủ yếu là tranh chấp liên quan đến tín dụng, ngân hàng, quá trình kiểm sát đã phát hiện một số dạng vi phạm phổ biến, điển hình cần có giải pháp khắc phục.


1. Thực trạng các vi phạm phổ biến, điển hình của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tín dụng.


- Vi phạm trong việc lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ, vi phạm trong việc ký hợp đồng tín dụng...


+ Hợp đồng thế chấp là tài sản của bên thứ 3, trong hợp đồng đã ghi rõ thế chấp cho 1 hợp đồng tín dụng; khi đến hạn bên vay đã tất toán khoản vay với ngân hàng. Tuy nhiên ngay sau khi tất toán Ngân hàng lại tiếp tục ký hợp đồng tín mới với bên vay nợ và tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp của bên thứ 3 để bảo đảm cho số tiền giải ngân mới này nhưng không được sự đồng ý của chủ tài sản, không lập biên bản với bên có tài sản là vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 163/2016 về giao dịch bảo đảm và điều 3 Nghị định 83/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm. Như vậy ngân hàng đã vi phạm trong việc lập hồ sơ, xác lập hợp đồng thế chấp và thẩm định toàn bộ hồ sơ khi xác lập giao dịch tín dụng. Từ đó Tòa án không chấp nhận yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của nguyên đơn, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu và buộc Ngân hàng phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên có tài sản thế chấp.

+ Ngân hàng vi phạm trong việc ký hợp đồng tín dụng cụ thể khi xảy ra tranh chấp ngân hàng khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay nợ thanh toán hợp đồng tín dụng và phát mãi tài sản thế chấp. Nhưng quá trình giải quyết đã phát hiện giữa ngân hàng và bên vay có ký thêm hợp đồng tín dụng thêm 1 khoản vay từ tài sản thế chấp của người thứ 3 nhưng người thứ 3 đã không biết và không ký vào hợp đồng tín dụng cũng như phụ lục hợp đồng thế chấp, kết luận giám định chữ ký là giả mạo. Từ đó Tòa án đã tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng nói trên, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện phát mãi tài sản của bên thứ 3.


- Vi phạm về quy trình thẩm định giá tài sản không đúng, vi phạm trong xác định tài sản thế chấp, vi phạm trong việc ký hợp đồng thế chấp không có ý kiến hoặc không đầy đủ ý kiến của các thành viên trong hộ gia đình...).

+ Quá trình xảy ra tranh chấp đã xác định cán bộ ngân hàng đã vi phạm trong việc ký hợp đồng tín dụng, khi ký hồ sơ không có mặt công chứng viên; lừa dối bên thế chấp tiếp tục dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được xóa thế chấp làm tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng mới. Mặt khác cán bộ tín dụng đã tự ý nâng giá trị tài sản thế chấp là không đúng trình tự thủ tục xác định giá trị tài sản thế chấp để cho vay và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản đảm bảo. Từ đó Tòa án đã tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu do vi phạm thời hạn thế chấp và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.


+ Hợp đồng thế chấp vô hiệu do Ngân hàng thực hiện chưa đúng trình tự thủ tục về đăng ký thế chấp cũng như đăng ký giao dịch bảo đảm: Tài sản thế chấp là di sản thừa kế để lại chưa chia, một thành viên mang thế chấp trong khi các thành viên khác chưa có ý kiến đồng ý nhưng ngân hàng vẫn giao dịch là vi phạm quy định về quyền định đoạt tài sản của hộ gia đình. Mặt khác tài sản thế chấp là 01 xe ôtô tuy hợp đồng đã được công chứng hợp lệ nhưng chưa có xác nhận của cơ quan đăng ký nên chưa đảm bảo hiệu lực của việc đăng ký giao dịch theo quy định tại Điều 10 Nghị định 163/2006/ NĐ - CP ngày 29/12/2006, Điều 7a Nghị định 11/2012/NĐ - CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ và Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 05 ngày 16/5/2011 của Bộ tư pháp vậy nên hợp đồng vô hiệu.


2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ, việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng.


- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đă được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt như quy định lãi suất trong Bộ luật Dân sự và lãi suất của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng áp dụng theo Luật các tổ chứ tín dụng còn nhiều mâu thuẫn.

- Về quy định thẩm định giá tài sản đã có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể căn cứ “…định giá trên cơ sở giá cả của thị trường tại địa phương ở thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh” còn số giá trị định giá cụ thể như thế nào thì tùy thuộc vào từng ngân hàng và do cán bộ tín dụng định giá. Hiện nay chưa có cơ chế cụ thể trong việc giám sát việc định giá của cán bộ ngân hàng thực hiện. Vì vậy trong hoạt động này xảy ra nhiều vi phạm dẫn đến cán bộ định giá phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc hợp đồng thế chấp bị tuyên bố vô hiệu ảnh hưởng đền quyền lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức và chính ngân hàng, tổ chức tín dụng trong mối quan hệ cho vay.


- Về vấn đề hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thực tiễn xảy ra tình trạng khi ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, trên đất đã có nhà cửa, kiến trúc, tài sản khác nhưng ba bên thống nhất chỉ thế chấp và nhận thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất và đã làm đầy đủ thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau khi bên vay vi phạm nghĩa vụ thì Ngân hàng khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết và ra bản án quyết định: Trong trường hợp người vay không trả được nợ gốc và lãi theo quy định thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi kê biên tài sản đã thế chấp. Đến khi thi hành, cơ quan thi hành án không thi hành án được do vướng mắc tài sản trên đất không thuộc tài sản thế chấp.

- Theo nội dung Án lệ số 11/2017/AL ngày 14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc có tài sản của người khác trên đất đã được thế chấp thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và nếu xử lý tài sản thì người có tài sản trên đất được ưu tiên mua lại. Trường hợp này trên thực tế sẽ gây khó khăn cho công tác thi hành án và chưa đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của người có tài sản trên phần tài sản của người dùng thế chấp cho ngân hàng, lỗi này là do cả người thế chấp cũng như cán bộ ngân hàng thẩm định không xem xét kỹ tài sản trên đất.


- Trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ, việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng nhận thấy các vụ án thường phải kéo dài thời gian giải quyết nguyên nhân do phải chờ kết quả giám định hoặc sự phối hợp cung cấp tài liệu của các cơ quan quản lý Nhà nước...

3. Một số giải pháp nhằm hạn chế khắc phục vi phạm đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại liên quan đến tín dụng, ngân hàng.


- Nâng cao chất lượng hiệu quả, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng cụ thể tăng cường cơ chế quản lý tài sản của Ngân hàng, cơ chế hoạt động cho vay, thế chấp tài sản.


- Giải pháp khắc phục hạn chế, khắc phục vi phạm, tội phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng.


+ Ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tăng cường phối hợp với cơ quan chính quyền có thẩm quyền trong việc xác minh nguồn gốc đất, tình trạng sở hữu để hạn chế trong việc lập hồ sơ sai bởi vì có nhiều trường hợp thực tế vi phạm của ngân hàng, tổ chức tín dụng là do người vay vốn lừa dối để được vay vốn.


+ Các ngân hàng, tổ chức tín dụng tăng cường phổ biến các kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý cho vay, nhận tài sản bảo đảm của ngân hàng để phòng tránh các rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong nhận và xử lý tài sản bảo đảm.


+ Các ngân hàng, Tổ chức tín dụng cần có cơ chế cụ thể trong giám sát việc định giá của cán bộ ngân hàng hoặc sử dụng đội ngũ cán bộ thẩm định giá của các tổ chức định giá chuyên biệt.


+ Cần có quy chế phối hợp chặt chẽ với Phòng công chứng trong đó có cơ chế giám sát lẫn nhau để đảm bảo việc thẩm định giá tài sản cũng như hợp đồng thế chấp được khách quan, đúng giá trị thực tế.


- Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng:


+ Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; Lãnh đạo đơn vị phải thực sự quan tâm, sâu sát đối với từng khâu công tác, đặc biệt là hoạt động kiểm sát tư pháp.


+ Phát huy vai tṛò trách nhiệm của từng cán bộ, Kiểm sát viên; thực hiện đúng, đầy đủ thao tác nghiệp vụ của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa.


Cán bộ, Kiểm sát viên khi kiểm sát giải quyết án phải thật sự nhiệt t́nh với công việc, có ư thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, chịu khó nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác. Mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải thực sự nắm vững các quy định của, Bộ luật tố tụng dân sự, các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế công tác kiểm sát của ngành cấp trên, từ đó mới phát huy hiệu quả việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị. Khi nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát các thông báo, quyết định, bản án do Tòa án chuyển đến phải đối chiếu với các quy định của pháp luật đã đảm bảo về trình tự, thủ tục hay chưa; nội dung giải quyết thể hiện trong các bản án, quyết định có đúng với quy định của pháp luật nội dung hay không. Nếu phát hiện vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án thì KSV cần đề xuất, báo cáo Lãnh đạo đơn vị kịp thời kiến nghị Tòa án khắc phục trong trường hợp vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, quyết định kháng nghị trong trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan khác. Đặc biệt chú trọng quan tâm công tác tranh tụng tại phiên tòa của kiểm sát viên thể hiện qua bản luận tội, bài phát biểu thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp cũng như hình ảnh, vị thế người cán bộ kiểm sát.

+ Làm tốt công tác phối hợp với Tòa án cùng cấp và Viện kiểm sát

Phối hợp hiệu quả với Tòa án cùng cấp để việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng và đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện để cả hai đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Nguyễn Thị Hải - Phòng 10

Viện KSND Tỉnh


THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1