image banner
Kỹ năng kinh nghiệm trong việc đánh giá chứng cứ đối với các hồ sơ tạm giữ; Đề nghị gia hạn tạm giữ; Phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Hoạt động bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, là các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS nhằm phục vụ cho công tác, xác minh, làm rõ hành vi của một người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm từ đó để Cơ quan điều tra ban hành các quyết định tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can điều tra xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành do pháp luật quy định, trách nhiệm của VKSND là phải đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, không để xẩy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được pháp luật tôn trong và bảo vệ. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm, VKSND phải đảm bảo cho hoạt động bắt, tạm giữ, gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, không để xẩy ra việc bắt, tạm giữ, gia hạn tạm giữ nhưng trả tự do không xử lý hình sự. Đây là yêu cầu chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành đòi hỏi mỗi Kiểm sát viên khi được phân công thụ lý phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Căn cứ gia hạn tạm giữ đảm bảo mọi trường hợp VKS phê chuẩn Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, phê chuẩn gia hạn tạm giữ đều phải được khởi tố hình sự.

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Nghệ An 09 tháng năm 2022 tổng số bắt tạm giữ là 3270 người; trong đó bắt quả tang 1924 người; bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 496 người; bắt truy nã 31 người; đầu thú 781 người; tự thú 18 người; Đã khởi tố hình sự là 3221 người chiếm 98,5%; Không khởi tố trả tự do xử lý bằng biện pháp khác 07 chiếm 0,21% (Lý do người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, hành vi không cấu thành tội phạm). Số còn chưa giải quyết: 36.

Thời gian qua, hoạt động phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của Viện KSND hai cấp tỉnh Nghệ An luôn đảm bảo có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, Viện kiểm sát đã kiểm sát chặt chẽ các hồ sơ đề nghị phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ; từ đó ban hành quyết định phê chuẩn có căn cứ, chính xác, kịp thời, phục vụ tốt cho hoạt động xác minh, làm rõ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra việc phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phê chuẩn gia hạn tạm giữ nhưng trả tự do không xử lý hình sự… những tồn tại trên do các nguyên nhân sau:

Một là, do yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, dư luận xã hội quan tâm nên tâm lý CQĐT muốn bắt giữ đối tượng để thuận lợi việc đấu tranh, làm rõ, đồng thời mang tính răn đe, phòng ngừa nên cần phải bắt, tạm giữ người (các vụ gây rối trật tự công công, cố ý gây thương tích có nhiều người tham gia gây dư luận bất bình trong xã hội). Một số đơn vị chưa phát huy chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định, còn nể nang, sợ ảnh hưởng mối quan hệ nên thống nhất với CQĐT trong việc phê chuẩn các quyết định.

Hai là, Trách nhiệm của KSV được phân công giải quyết vụ việc chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ đề nghị phê chuẩn, chưa chủ động tham mưu đề xuất quan điểm trong việc xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn QĐ của CQĐT.

Ba là, Một số vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia việc đánh giá nhận định hành vi có dấu hiệu tội phạm còn gặp khó khăn.

Để nâng cao chất lượng phê chuẩn Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Phê chuẩn gia hạn tạm giữ hạn chế đến mức thấp nhất việc phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ nhưng không khởi tô hình sự trả tự do, chúng tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm, kỹ năng trong nghiên cứu đánh giá chứng cứ đối với hồ sơ tạm giữ, đề nghị gia hạn tạm giữ, đề nghị phê chuản Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như sau:

Thứ nhất: Khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Gia hạn tạm giữ Kiểm sát viên cần bám sát các căn cứ quy định tại khoản 1,Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 115, Điều 132, Điều 133 BLTTHS; khoản 1 và khoản 3 Điều 15 TTLT số 04/2018; kiểm sát chặt chẽ các tài liệu Cơ quan điều tra cung cấp xem có căn cứ hay không? Trường hợp đề nghị phê chuẩn Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo điểm a, b, c khoản 1, Điều 110 BLTTHS thì hồ sơ phải thể hiện (Như tài liệu chứng cứ, chứng minh rõ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Lời khai người bị bắt, lời khai người bị hại, lời khai của người cùng thực hiện tội phạm, lời khai của người có mặt tại nơi xẩy ra tội phạm mà chính mắt họ nhìn thấyvà xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và các tài liệu hoặc căn cứ xác định người đó bỏ trốn nếu không bị giữ;Tài liệu,chứng cứ, xác định có dấu vết, tài liệu, đồ vật của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm đóbiên bản khám xét, biên bản thu giữ đồ vật tài liệu; các tài liệu, căn cứ xác định người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.).

Quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu đề nghi phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, Kiểm sát viên cần đặt câu hỏi để giải quyết là hành vi của đối tượng có dấu hiệu tội phạm không? Nếu phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ thì có khởi tố bị can được không? Kiểm sát viên cần nắm vững tài liệu, chứng cứ để đánh giá các yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu qua nghiên cứu, xem xét thấy hành vi có dấu hiệu tội phạm thì trao đổi, yêu cầu cơ quan điều tra xác minh, thu thập, bổ sung các tài liệu chứng cứ để củng cố, làm rõ để phục vụ cho việc khởi tố. Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn, thì Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu tài liệu chứng cứ chưa đảm bảo, việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết hoặc nếu thấy căn cứ gia hạn tạm giữ chưa đủ hoặc chưa rõ ràng, mà KSV đã yêu cầu nhưng cơ quan điều tra không bổ sung, làm rõ được, thì KSV phải tham mưu đề xuất lãnh đạo Viện ban hành quyết định không phê chuẩn và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Thứ hai: Sau khi cơ quan điều tra giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc ra quyết định tạm giữ, KSV phải cùng điều tra viên trực tiếp lấy lời khai ngay để kiểm tra, xác định tính khách quan, chính xác trong lời khai của đối tượng, nhằm củng cố chứng cứ, tai liệu phục vụ cho việc báo cáo đề xuất phê chuẩn bắt, gia hạn tạm giữ. Kinh nghiệm thực tiễn đối với các tội phạm ma tuý, sau khi bắt giữ đối tượng chúng tôi phân công KSV trực tiếp cùng ĐTV lấy lời khai ngay làm rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm không? Nếu có thì tài liệu, chứng cứ nào phản ánh? Có bị đánh đập bức cung, nhục hình không? yêu cầu đối tượng viết bản tự khai, tiến hành ghi âm, ghi hình (đề phòng quá trình tạm giữ đối tượng thay đổi lời khai, phủ nhận hành vi)

Thứ ba: Đối với các vụ việc có nhiều đối tượng tham gia (các vụ đánh bạc, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý…) KSV phải tiếp cận ngay hồ sơ ban đầu, yêu cầu CQĐT cung cấp các tài liệu liên quan như biên bản phạm tội quả tang, lời khai của các đối tượng, lời khai người làm chứng, người bị hại, người có liên quan, biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu, vật chứng để nghiên cứu đánh giá, phân loại tính chất, mức độ tham gia của các đối tượng, cùng điều tra viên thống nhất áp dụng đề xuất biện pháp tạm giữ ngay ban đầu. Cần chú ý các đối tượng là người dưới 18 tuổi; người già; phụ nữ có thai;  phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người có bệnh nặng (cần phải có các tài liệu chứng minh giấy khai sinh, bệnh án) để xem xét có cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ không, tránh việc tạm giữ tràn lan, không có căn cứ hoặc không cần thiết phải tạm giữ. (thực tiễn giải quyết án ma tuý có đối tượng nữ sau khi tạm giữ, khởi tố chuyển tạm giam thì phát hiện đang mang thai nên phải huỷ bỏ biện pháp tạm giam).

Thứ tư: Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá chứng cứ để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố, (chứng cứ 50/50 bắt cũng được mà không bắt cũng được thì không bắt, không phê chuẩn), KSV cần chủ đồng tham mưu đề xuất Lãnh đạo Viện họp cùng cơ quan điều tra đánh giá tai liệu, chứng cứ, thống nhất quan điểm xử lý. Trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì kiên quyết không phê chuẩn QĐ của Cơ quan điều tra.

Thứ 5: Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ kiểm sát viên phải nắm vững các quy định của BLTTHS, các Điều 15, 16 Quy chế Công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111 ngày 17/4/2020 của VKSND Tối Cao, Thông tư LT số 04/2018 của Liên ngành TW để tham mưu, đề xuất  lãnh đạo viện trong việc xét phê chuẩn.

Thứ sáu: Lãnh đạo đơn vị, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo kịp thời, đối với những vụ việc phức tạp, đối tượng không khai nhận, có mâu thuẫn thì ngoài nội dung Kiểm sát viê đề xuất Lãnh đạo Viện phải nghiên cứu hồ sơ tài liệu để xem xét quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, trường hợp để xẩy ra việc phê chuẩn bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp; gia hạn tam giữ nhưng sau đó trả tự do không khởi tố hình sự cần xem xét, đánh giá trách nhiệmđể xẩy ra sai sót.

 

                                                                                      Trần Hiếu Đức – Phòng 1

Viện KSND tỉnh Nghệ An

 

 

 

            

                                                                         

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1