Phòng 2 – Viện KSND tỉnh Nghệ An kiểm sát điều tra vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Khoảng
đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) triển khai chương
trình “Thêm bạn, thêm vui” áp dụng cho những tài khoản thanh toán mở mới qua ứng
dụng ngân hàng số Techcombank Mobile App (mở tài khoản online và xác thực bằng
phương thức điện tử eKYC). Theo đó, các khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân
hàng của Techcombank khi giới thiệu người thân, bạn bè mở tài khoản thanh toán
theo hình thực trên (nhập mã ID của người giới thiệu) thì người mở mới sẽ được
tặng 01 voucher trị giá 50.000 đồng và người giới thiệu sẽ được tặng 02 voucher
(mỗi voucher trị giá 50.000 đồng), để được hưởng voucher này người mở mới và
người giới thiệu phải thực hiện ít nhất 01 giao dịch thanh toán hàng hóa (thanh
toán dịch vụ điện, nước, internet, nạp tiền điện thoại…) trên tài khoản mở mới
và trên tài khoản người giới thiệu, số tiền “khuyến mại” sẽ được trả trực tiếp
cho tài khoản mới mở và tài khoản người giới thiệu.
Lợi dụng chính sách tặng thưởng voucher
của Ngân hàng Techcombank, một số đối tượng đã sử dụng hình ảnh giấy tờ
CCCD/CMND giả bằng cách chỉnh sửa 04 chữ số cuối của dãy CCCD/CMND và sử dụng
công nghệ Deepfake chỉnh sửa khuôn mặt cho phù hợp, đánh lừa hệ thống nhận diện
của ngân hàng (xác thực định danh điện tử eKYC) để mở thành công tài khoản
thanh toán nhằm mục đích chiếm đoạt tiền Voucher của chương trình trên.
Trong tháng 02/2023, thông qua một
số nhóm thanh toán tiền điện nước trên mạng Zalo, Nguyễn Tất Th. sinh năm 1988,
trú tại: bản Bãi Xa, xã Tam Quang, Tương Dương biết có chương trình giới thiệu
bạn mới tạo tài khoản ngân hàng của ngân hàng Techcombank để nhận voucher khuyến
mãi nên đã nảy sinh ý định sẽ làm giả các thông tin khách hàng để lập các tài
khoản ngân hàng, giả giới thiệu khách hàng, sau đó sẽ chiếm đoạt số tiền đó từ
ngân hàng. Nguyễn Tất Th. đã học cách tạo các tài khoản ngân hàng giả từ trên mạng
bằng cách sử dụng phôi ảnh căn cước công dân tải từ trên mạng, rồi sử dụng các
phần mềm photoshop để thay thông tin, ghép ảnh tạo thành thẻ căn cước giả. Sau
đó sử dụng phần mềm giả lập điện thoại trên máy tính tên là “bluestacks” và tải
phần mềm của ngân hàng Techcombank về phần mềm giả lập rồi kết hợp với phần mềm
“manycam” để eKYC (định danh điện tử) đối với tài khoản mở mới để thực hiện bước
xác minh tài khoản. Các ảnh Th. sử dụng để ghép vào căn cước công dân và xác
minh tài khoản ngân hàng được tải từ trên mạng sau đó sử dụng phần mềm chỉnh sửa
khuôn mặt từ trang web “faceswap.dev” để chỉnh sửa.
Từ ngày 24/03/2024 đến ngày
27/3/2024, Nguyễn Tất Th. đã tự làm giả 02 tài khoản ngân hàng Techcombank và từ
các tài khoản này, Nguyễn Tất Th. đã sử dụng các voucher nhận được để thanh
toán tiền điện, nước cho người khác để ăn tiền hoa hồng các đơn điện, nước đó
và tiền chênh lệch từ giá trị của các voucher. Sau đó đối tượng này lại chuyển
số tiền nhận được từ tài khoản giả đó sang các tài khoản giả khác để tiếp tục
thanh toán tiền điện, nước cho các tài khoản tiếp theo. Những hoá đơn tiền điện
này được Th. mua từ các nhóm thanh toán tiền điện nước với giá 5.000đ (Năm ngàn
đồng)/1 hoá đơn. Bản thân Nguyễn Tất Th. đã làm giả tài khoản ngân hàng và giả
làm người giới thiệu lừa ngân hàng Teckombank để chiếm đoạt được 31 lần (mỗi lần
150 ngàn đồng) tương đương số tiền 4.650.000 đồng. Các tài khoản sau khi sử dụng
để nhận voucher thì đều bị ngân hàng khoá và không sử dụng tiếp được nữa.
Ngoài Techcombank, Nguyễn Tất Th.
còn làm giả tài khoản của ngân hàng SeABank, VietinBank, ZaloPay (khi mở tài
khoản ZaloPay thì được quyền mở tài khoản SacomBank các thông tin tài khoản của
SacomBank sẽ tự động đồng bộ từ tài khoản ZaloPay sang) sau khi chương trình của
ngân hàng Techcombank kết thúc.
Kiểm sát viên tham gia lấy
lời khai người có liên quan
Ngoài ra, thông qua mạng Telegram,
Nguyễn Tất Th. có làm quen với người có nick là “Jerry 9x” và người này thuê Th.
tạo tài khoản của ngân hàng VietinBank với giá 40.000đ (bốn mươi ngàn đồng)/1
tài khoản nếu sử dụng sim của người thuê hoặc 50.000đ (năm mươi ngàn đồng)/1
tài khoản nếu sử dụng sim của Lê Văn Th.. Vì vậy, trong tháng 9/2023, Th. đã
thuê Nguyễn Văn T., Nguyễn Minh H., Phùng Anh T., rồi hướng dẫn để làm mở tài
khoản ngân hàng Vieinbank online để bán cho “Jerry 9x”. Th. hứa hẹn trả công
cho các đối tượng này từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/ ngày (trả công theo
ngày và tuỳ theo số lượng công việc đã làm được). Nguyễn Văn T. và Phùng Anh T.
có vai trò mở tài khoản ngân hàng giả, còn Nguyễn Minh H. có nhiệm vụ sử dụng
thiết bị để cắm sim do Nguyễn Tất Th. mua từ trên mạng rồi gửi cho Th. để nhận
mã OTP qua phần mềm tên là Apigsm.shop và chuyển tiền vào để kích hoạt các tài
khoản giả này để có thể nhận được voucher khuyến mãi.
Quá trình được thuê, Nguyễn Văn
T. đã sử dụng phần mềm Abode Photoshop 2021 được cài trên máy tính để chỉnh sửa
toàn bộ dãy số căn cước công dân và các thông tin cá nhân trên thẻ căn cước công
dân. Sau đó sử dụng phần mềm Swapface để chỉnh sửa ảnh chân dung dựa theo ảnh
chân dung gốc. Để làm việc này, Nguyễn Văn T. đã tải một số hình ảnh chân dung
từ trên mạng rồi mở phần mềm Swapface, chọn ảnh chân dung gốc và ảnh chân dung
tải trên mạng về thì phần mềm Swapface sẽ tự ghép ảnh tải về vào ảnh gốc cho
góc, tỉ lệ phù hợp. Sau đó tiếp tục dùng Abode Photoshop 2021 cắt ghép ảnh chân
dung vừa làm giả vào căn cước công dân giả ở trên. Sau khi hoàn thành bước làm
giả căn cước công dân tiến hành đăng kí mở tài khoản ngân hàng trực tuyến của
ngân hàng Viettinbank.
Nguyễn Văn T. đã sử dụng phần mềm
giả lập điện thoại LDPlayer rồi tải phần mềm Redfinger để cài đặt điện thoại ảo;
tải ứng dụng Viettinbank Ipay về máy tính từ ứng dụng CHPlay. Vào ứng dụng
Viettinbank Ipay chọn “chưa có tên đăng nhập/mật khẩu” để bắt đầu đăng kí tài
khoản mới, ứng dụng yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP. Sau đó Nguyễn
Văn T. sử dụng địa chỉ email để truy cập vào google trang tính (tài khoản email
này do anh Nguyễn Tất Th. cấp). Tại đây có 02 file lần lượt tên là “o” và “A”, ở
02 file đã có sẵn danh sách các số điện thoại đã đươc gắn trên web
https://apigsm.shop. Việc gắn số điện thoại trên website này do Nguyễn Minh H.
và Phùng Anh T. thực hiện. Sau khi chọn xong số điện thoại trên trang tính, Nguyễn
Văn T. vào lại trang web https://apigsm.shop và đăng nhập tài khoản do Th. cấp,
nhập mã OTP lấy từ trang web https://apigsm.shop rồi nhập vào ứng dụng
Viettinbank Ipay, nhập mã OTP xong tiếp tục thưc hiện các thao tác đăng kí tài
khoản. Quá trình này ngân hàng yêu cầu thao tác xác thực chủ tài khoản, Nguyễn
Văn T. đã tải lên 01 bộ hồ sơ gồm mặt trước và sau của căn cước công dân đã được
làm giả, sử dụng song song các phần mềm OBS Studio và Manycam để xác thực căn
cước và ảnh chân dung (OBS Studio và Manycam để quay các góc khuôn mặt đánh lừa
và vượt qua được kiểm duyệt của ngân hàng). Sau khi hoàn thành xác thực và đăng
kí, ngân hàng gửi tin nhắn về số điện thoại mà Nguyễn Văn T. đã chọn, nội dung
tin nhắn gồm số tài khoản ngân hàng và mật khẩu tài khoản. Nguyễn Văn T. mở lại
trang tính trên gmail và điền thông tin tài khoản mới lập gồm các trường thông
tin: tên chủ tài khoản, số tài khoản, số căn cước công dân, mã hồ sơ (dùng các
mã có đầu F và G) để phân biệt giữ tài khoản của Nguyễn Văn T. lập với tài khoản
của người khác và mật khẩu tài khoản ngân hàng. Hành vi của Phùng Anh T. cũng
tương tự hành vi của Nguyễn Văn T..
Quá trình điều tra xác định các đối
tượng đã tạo và bán khoảng 3126 tài khoản ngân hàng của Vietinbank, thu lợi hơn
50 triệu đồng.
Hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 05 đối tượng
về hành vi “Làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”
và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 341 và Điều 174 Bộ luật
hình sự.
Vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tổ tuyên truyền Phòng 2
Viện KSND tỉnh Nghệ An