Một số biện pháp, cách làm hiệu quả trong thực hiện khâu đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Viện KSND huyện Anh Sơn
Thực hiện Chỉ thị 03/CT-VKS ngày 17/5/2021 về tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân; Kế hoạch 2556/KH-VKS ngày 29
tháng 12 năm 2023 về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số năm
2024; Kế hoạch số 79/KH-VKS ngày 09/01/2024 của Viện KSND tỉnh Nghệ An về thực
hiện khâu đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số năm 2024 và Kế
hoạch số 1710/KH-VKS ngày 18 tháng 7 năm 2024 về triển khai thực hiện chuyển đổi
số trong ngành kiểm sát nhân dân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đơn vị đã
xác định rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đối số trong ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay.
Để thực hiện kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo,
yêu cầu của Viện KSND tối cao, Viện KSND tỉnh Nghệ An, lãnh đạo Viện KSND huyện Anh Sơn đã tổ
chức quán triệt, quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai xây dựng
kế hoạch thực hiện khâu đột phá về công nghệ thông tin, chuyển đổi số một cách kịp
thời, cụ thể trong phân công, phân nhiệm, đề ra tiến độ thực hiện rõ ràng với
phương châm “Rõ người, rõ việc, rõ thời
gian”. Trên tinh thần đó, mỗi một cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị đã
tích cực học hỏi, tự nghiên cứu, trau dỗi kỹ năng về công nghệ thông tin để áp
dụng vào các khâu công tác góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
chuyên môn, việc thực hiện gương mẫu bắt đầu từ các đồng chí lãnh đạo Viện trở
xuống. Các ứng dụng công nghệ thông tin đơn vị đang áp dụng thực hiện là: Báo
cáo án bằng sơ đồ tư duy; Sử dụng Slide, Infographic trong các cuộc sinh hoạt
chi bộ, tuyên truyền phổ biến pháp luật; Sử dụng có hiệu quản hệ thống văn bản
điều hành, nhóm Zalo đơn vị; Sử dụng phần mềm
Excel trong việc thực hiện thống kê, báo cáo, theo dõi thời hạn, thực hiện
phòng họp không giấy thông qua quét mã QR, phần mềm lịch trực tự động…
Với sự quan tâm chỉ đạo, cũng như tinh thần trách nhiệm của
các cán bộ, Kiểm sát viên. Năm 2024, Viện KSND huyện Anh Sơn, đã đạt được một số
kết quả tích cực trong khâu công tác đột phá.
1. Một số kết quả đạt được:
1.1. Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy
Đơn vị đã xây dựng được
15 sơ đồ tư duy đối với 15 vụ án hình sự, 10 sơ đồ tư đuy đối với 10 hồ sơ vụ
án dân sự, trong đó có nhiều vụ án phức tạp, nhiều đối tượng, nhiều hành vi. Việc
ứng dụng báo cáo án hình sự bằng sơ đồ tư duy giúp cho giúp cho Kiểm sát viên nắm
chắc nội dung vụ án, dự kiến được các tình huống phát sinh, Lãnh đạo đơn vị nắm
bắt rõ nội dung và các tình tiết có ý nghĩa giải quyết vụ án một cách nhanh nhất,
từ đó đưa ra quan điểm chỉ đạo nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, trong quá
trình xét xử vụ án, Viện kiểm sát cũng đã phối hợp với Tòa án để trình chiếu một
số hình ảnh là tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa đối với những vụ án bị cáo
quanh co chối tội, không thành khẩn, lời khai không thống nhất, hay các sơ đồ
hiện trường, dấu vết….
1.2. Trình
chiếu Slide, Infographic trong các cuộc họp đơn vị, họp chi bộ, sinh hoạt
chuyên đề và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Nhằm hưởng ứng chủ trương tiến tới mục tiêu phòng
họp không giấy, diễn tả linh hoạt, ngắn gọn, đầy đủ các nội dung, tiết kiệm được
các chi phí liên quan đến in ấn báo cáo, tiết kiệm được kinh phí và thời gian, đơn
vị đã đẩy mạnh việc xây dựng các Slide, Infographic, quét mã QR để lấy tài liệu…
Trong năm, đơn vị đã xây dựng được 05 slide
phục vụ các cuộc sinh hoạt chuyên đề; 03 Slide tuyên truyền phổ biến pháp luật
tại Ủy ban nhân dân xã Long Sơn, Trường THCS xã Cẩm Sơn, Trường THPT xã Đức Sơn,
Trường THPT Anh Sơn 2 về bạo lực học đường, an toàn giao thông đường bộ và thuốc
lá điện tử; 03 Inforgraphic về lừa đảo qua không gian mạng; bạo lực học đường
và phân biệt giữa pháo hoa, pháo nổ. Các Slide, Inforgraphic đơn vị đã lồng
ghép các hình ảnh trực quan, sinh động, đầy đủ thông tin, giúp cho người dân có
hứng thú khi theo dõi, tránh sự nhàm chán, mang lại hiệu quả cao trong công tác
tuyên truyền.
1.3. Lãnh đạo đơn vị giao việc qua hệ thống
văn bản điều hành; nhóm Zalo đơn vị, mail công vụ.
Khai thác hiệu quả Hệ thống văn bản điều
hành của Viện KSND tối cao, nhận và chỉ đạo xử lý nhanh chóng trên hệ thống, yêu
cầu các cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị phải đăng nhập hàng ngày để nắm bắt
các văn bản. Cùng với đó Lãnh đạo đơn vị thường xuyên chỉ đạo, nhắc việc thông
qua các nhóm Zalo của đơn vị. Các loại báo cáo được Lãnh đạo duyệt trực tiếp
trên máy tính không sử dụng văn bản giấy in ra như trước đây.
Với việc lãnh đạo đơn vị giao việc thông qua
Hệ thống văn bản điều hành, duyệt văn bản trên máy tính đã giúp cho việc giải
quyết công việc nhanh chóng, giảm được các khâu trung gian trong xử lý, tiết kiệm
được thời gian cũng như chi phí văn phòng phẩm.
1.4. Sử dụng phần mềm Excel trong việc theo
dõi án tạm đình chỉ; công tác kiểm sát thi hành án dân sự; thi hành án hình sự;
Sử dụng phần mềm lịch trực nghiệp vụ và cấp số công văn đi trên nền tảng docs.google.
com
Để quản lý có hiệu quả đối với chuyên đề án tạm đình chỉ đơn vị đã sử dụng
phần mềm Excel thông qua các hàm công cụ trong phần mềm để tự động tính thời hiệu
giải quyết, thời gian hết hạn tạm đình chỉ. Trong kiểm sát Thi hành án dân sự,
đơn vị đã ứng dụng phần mềm Excel để lập phiếu kiểm sát, theo dõi các số liệu
do Chi cục thi hành án dân sự chuyển đến, giúp cho việc hoàn thành các biểu thống
kê số liệu nhanh chóng, chính xác, tránh sai sót trong quá trình theo dõi, thống
kê. Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng phần mềm Excel để theo dõi thời hạn hoãn thi
hành án hình sự, để kịp thời ban hành yêu cầu áp giải khi Án có hiệu lực pháp
luật, hết thời hạn tự nguyện, thời hạn hoãn thi hành án.
Để phù hợp với việc lấy số công văn, tránh bị trùng lặp trên hệ thống
văn bản điều hành, đơn vị đã thực hiện lấy số công văn đi thông qua
docs.google.com để cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị chủ động trong việc lấy số
công văn đi.
2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình ứng dụng
CNTT:
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên việc ứng dụng CNTT cho công tác của
đơn vị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa đạt được kết quả như mong muốn, xuất
phát từ những nguyên nhân sau:
- Trang thiết bị máy tính đã lỗi thời, cấu hình
thấp, nên nhiều máy không thể cài đặt một số phần mềm mới, không đáp ứng được
nhu cầu chuyển đổi số hiện nay nhưng chưa được thay thế.
- Cán bộ, Kiểm sát viên đơn thuần về công tác kiểm
sát, chưa có trình độ và kỹ năng về ứng dụng CNTT một cách bài bản, mà chủ yếu
mang tính tự học, tự nghiên cứu, nên việc làm quen, thích ứng còn chậm, mất nhiều
thời gian, đặc biệt các phần mềm, các ứng dụng CNTT thường xuyên thay đổi, nâng
cấp….
- Giao diện nhiều phần mềm hoàn toàn bằng tiếng
Anh, nhiều ứng dụng đòi hỏi phải có kiến thức CNTT nên dẫn đến tâm lý ngại học,
ngại tìm tòi của một số cán bộ, kiểm sát viên, nhất là những người nhiều tuổi.
- Nhiều phần mềm, ứng dụng khi đưa vào triển khai thực hiện đã phát sinh
nhiều vướng mắc (Nhất là công tác thống
kê), nhưng chưa được bổ sung, khắc phục kịp thời.
3. Định hướng về thực hiện khâu công tác đột phá về
ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của đơn vị trong thời gian tới.
- Tiếp tục tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát Kế hoạch số
1710/KH-VKS ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Viện KSND tỉnh Nghệ An về Triển khai
thực hiện chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030. Thực hiện có hiệu quả bộ chỉ số chuyển đối số trong ngành kiểm
sát nhân dân.
- Thường xuyên làm tốt công tác chính trị, tư tưởng giúp cho Cán bộ, Kiểm
sát viên trong đơn vị nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm trong công tác chuyển
đổi số. Khuyến khích, khen thưởng kịp thời các cá nhân tích cực, sáng tạo trong
ứng dụng CNTT.
- Mỗi cán bộ, Kiểm sát viên đặc biệt là lãnh đạo đơn vị cần tự giác tìm
tòi, học hỏi, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin của bản
thân để từng bước đáp ứng được việc thực hiện chủ trương chuyển đối số trong
ngành Kiểm sát nhân dân.
4. Đề xuất, kiến nghị:
- Viện KSNDTC, Viện KSND tỉnh Nghệ An cần khẩn trương rà soát để trang bị
kịp thời các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu và các phương tiện thông
tin khác để kịp thời thực hiện có hiệu quả khâu công tác đột phá.
- Tổ chức tập huấn chuyên sâu gắn với các chuyên đề cụ thể, đồng thời phù
hợp với năng lực, cách tiếp nhận của cán bộ trong ngành.
- Nghiên cứu và cho triển khai nhiều phần mềm, ứng dụng hơn nữa trong hỗ
trợ công tác chuyên môn như phần mềm Trợ lý ảo bên ngành Tòa án, Thư viện pháp
luật điện tử của Bộ tư pháp….
|
Nguyễn Anh Quỳnh
VKSND huyện Anh Sơn
|