Viện KSND huyện Tương Dương ban hành kiến nghị phòng ngừa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn
Tài nguyên rừng Tương Dương chiếm
17% diện tích tự nhiên và gần 24,3% trữ lượng rừng của tỉnh Nghệ An hiện còn giữ
được tính đa dạng và khá phong phú. Trong tổng số hơn 223.000 ha rừng hiện có,
rừng tự nhiên chiếm gần 98%... Nằm trong khu dữ trữ sinh quyển miền Tây Nghệ
An, nơi đầu nguồn dòng sông Cả, trong
những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện
đã được cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm, có nhiều biện pháp nhằm giảm
thiểu tình trạng chặt phá rừng trái phép, như: Tuyên truyền phổ biến giáo dục ý
thức bảo vệ rừng cho người dân, Kiểm lâm huyện đã tích cực tăng cường công tác
quản lý và bảo vệ rừng, thậm chí còn chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra để khởi
tố nhiều vụ án về tội Hủy hoại rừng nhằm trừng trị, răn đe, giáo dục phòng
ngừa.
Một
góc rừng Tương Dương
Tuy nhiên trong thời gian gần
đây, tình trạng vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và huỷ hoại rừng
trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có nhiều diễn biến phức tạp và gia
tăng về số lượng và gây thiệt hại lớn đến diện tích rừng, ảnh hưởng xấu đến hệ
sinh thái, là nguyên nhân dân đến nhiều hệ luỵ như sói mòn, sạt lở đất,.... Theo
thống kê trong năm 2023 và quý 1 năm 2024, các ngành chức năng địa phương đã tiếp
nhận nhiều tin báo; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án, trong đó có
một số vụ án huỷ hoại rừng với diện tích lớn như vụ án xảy ra ở xã Xiêng My,
huyện Tương Dương với diện tích bị chặt phá là 8.034m2;
vụ án xảy ra ở xã Tam Quang, huyện Tương Dương với diện tích bị chặt phá là
11.606 m2… Tình trạng nêu trên xảy ra không chỉ nguyên nhân do hạn
chế về nhận thức của một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khó khăn, chặt
phá rừng để lấy đất sản xuất mà còn có trách nhiệm của các cá
nhân, đơn vị liên quan không thực hiện đầy đủ, nhiệm vụ được giao, công tác kiểm
tra, tuần tra rừng không thường xuyên đã tạo cơ hội cho tội phạm phát sinh;
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng còn chưa đạt
hiệu quả cao.


Hiện
trường một vụ phá rừng
Qua
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát
nhân dân huyện Tương Dương đã ban hành kiến nghị 01 phòng
ngừa nhằm chỉ rõ các nguyên nhân cũng như các biện pháp nhằm phòng chống
tội phạm và hành vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ rừng. Nội dung kiến nghị đã chỉ ra các
nguyên nhân của tội phạm và đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm như: Cần
tăng cường công tác chỉ đạo các ban, ngành tổ chức đoàn thể, đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận
thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng
và lâm sản, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là hành vi Hủy
hoại rừng; chặt chẽ trong quản lý nguồn tài nguyên đất rừng và lâm nghiệp; tăng
cường chỉ đạo Ủy ban nhân
dân và các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc và có hiệu
quả các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, tập trung mọi nguồn lực để thực
hiện tốt công tác bảo vệ rừng; chỉ đạo các cơ quan chuyên trách như Kiểm lâm,
Phòng hộ thường xuyên tuần tra, kiểm tranh nhằm kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm minh các vi phạm pháp luật bảo vệ rừng; đề ra các giải pháp hỗ trợ người
dân phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức nhằm hạn chế tình trạng người dân
phát rừng làm rẫy;...

Kiểm
sát viên Viện KSND huyện Tương Dương Dương kiểm sát khám nghiệm hiện trường một
vụ án huỷ hoại rừng
Tiếp thu kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tương
Dương, ngày 25/3/2024, UBND huyện Tương Dương đã ban hành công văn số
381/UBND-VP “về việc giao cho Hạt kiểm
lâm huyện Tương Dương tham mưu để thực hiện kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tương Dương tại văn
bản 144/KN-VKS-TD”. Trên cơ
sở văn bản tham mưu của Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương, ngày 02/4/2024, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện Tương Dương đã ký Công điện số 01/CĐ-UBND “về việc tăng cường công tác quản
lý, bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng trái phép, phòng cháy và chữa cháy rừng”:
Nội dung công điện đã yêu các đơn vị, ban, ngành cấp huyện, các chủ rừng là tổ chức và Chủ tịch UBND các xã, thị
trấn triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của UBND huyện gồm: Chỉ thị
số 08/CT-UBND ngày 27/3/2024; Phương
án số 01/PA-UBND ngày 24/01/2024 của UBND huyện về chống chặt phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển,
tàng trữ, chế biến lâm sản động
vật rừng trái phép và Công văn số 196/UBND-NL ngày 21/02/2024 về tăng cường công tác chống chặt phá, phát đốt rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu và sản xuất nông nghiệp
.
Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thái thiên nhiên, là trách
nhiệm của mỗi người dân, đồng thời là trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể nhằm
góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Kiến nghị phòng ngừa tội phạm
và vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tương Dương không chỉ góp
phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, mà còn góp phần đấu
tranh, phòng ngừa tội phạm, thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, làm giảm
thiểu tội phạm huỷ hoại rừng tại địa phương.
|
Tổ tuyên truyền
Viện KSND huyện
Tương Dương
|