Viện KSND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ban hành văn bản kiến nghị phòng ngừa tội phạm mà người phạm tội là nữ giới xảy ra trên địa bàn huyện Nghi Lộc
Thời
gian qua, thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và công tác thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân (Viện KSND) huyện Nghi Lộc nhận thấy: Tình
hình tội phạm mà người phạm tội là nữ giới trên
địa bàn huyện Nghi Lộc có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tính
chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng.
Phiên
tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Hương, phạm tội Cố ý gây thương tích
Theo
thống kê, kể từ năm 2020 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn
huyện đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử 48 vụ án/69 bị can, bị cáo mà người phạm
tội là phụ nữ về các loại tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự. Năm 2020 là
20 vụ/22 bị can, năm 2021 là 18 vụ/32 bị can, quý 1 năm 2022 là 10 vụ/15 bị can.
Để góp phần đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả đối với tội
phạm nói chung, người phạm tội là nữ giới trên địa bàn nói riêng, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Lộc, Viện
trưởng Viện KSND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Đồng chí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nghi
Lộc, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, tổ chức chỉ đạo, triển
khai một số giải pháp phòng ngừa như:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật hình sự về phòng chống các loại tội phạm: Đánh bạc, Buôn bán, Tàng trữ
hàng cấm; Trộm cắp tài sản; Tàng trữ trái phép chất ma túy - đến các thành viên
trong tổ chức Hội trên địa bàn toàn huyện,…
2. Tích
cực vận động phụ nữ giáo dục con em, người thân trong gia đình không phạm tội
và tránh xa tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình: “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc”; Thực hiện tốt cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” thông qua các hoạt động thiết thực.
3. Tạo
điều kiện, hỗ trợ phụ nữ về vốn, việc làm để phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống; Tổ chức các cuộc tọa đàm nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng,
chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở các cấp Hội Phụ nữ của huyện nhằm từng bước
ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng.
4. Phối
hợp với chính quyền và các ngành, đoàn thể liên quan có biện pháp sớm ổn định
cuộc sống, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, quan tâm tạo điều
kiện tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng phụ nữ đã chấp hành xong hình
phạt tù hoặc hoàn thành cai nghiện tập trung trở về địa phương, tránh thái độ
kỳ thị, xa lánh đối với họ.
Sau khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm
sát, đồng chí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nghi Lộc đã tiếp thu và tổ chức thực
hiện nghiêm túc các giải pháp phòng ngừa đã nêu trên./.
|
Doãn Thị Ánh Tuyết
Viện KSND huyện Nghi Lộc
|