image banner
Viện kiểm sát nhân dân huyện Tương Dương kiểm sát việc lấy mẫu giám định ADN đối với vụ án tranh chấp trâu, bò.

 Do tập quán, từ xa xưa đến nay các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại các bản vùng cao trên địa bàn huyện Tương Dương vẫn còn thói quen chăn thả rông trâu, bò. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc người dân thường xuyên đưa nhau ra Tòa án để khởi kiện việc giải quyết tranh chấp trâu, bò.  Nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình thu thập chứng cứ phục vụ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp trâu, bò trên địa bàn huyện Tương; trong những năm qua Viện kiểm sát nhân dân huyện Tương Dương đã phối hợp cùng với Tòa án nhân dân huyện và các ban ngành liên quan thực hiện việc lấy mẫu giám định ADN trâu, bò để làm căn cứ xác định ai là chủ sở hữu.

Theo hồ sơ vụ án tranh chấp giữa nguyên đơn là ông Lô Văn Thương (sinh năm 1963) và bị đơn là bà La Thị Ỏn (sinh năm 1981), cả hai đều trú tại bản Yên Hợp, xã Yên Hoà, huyện Tương Dương. Các đương sự cho rằng con bò đang tranh chấp đều thuộc quyền sở hữu của mình và đề nghị Tòa án giải quyết. Trước tính chất phức tạp của vụ án, Tòa án nhân dân huyện Tương Dương đã quyết định lấy mẫu giám định ADN để xác định nguồn gốc con bò, làm cơ sở phân xử quyền sở hữu.

Anh-tin-bai

Kiểm sát viên kiểm tra mẫu bò để lấy mẫu giám định ADN

Căn cứ vào yêu cầu giám định của các đương sự, ngày 03/4/2025, tại Nhà văn hóa cộng động UBND xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Tòa án nhân dân huyện Tương Dương đã chủ trì cùng các thành phần tham gia khác như: đại diện phong nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trạm thú y huyện, đại diện UBND xã Yên Hòa, cùng các đương sự và thành phần tham gia khác  tiến hành thủ tục lấy mẫu giám định ADN. Viện KSND huyện Tương Dương đã phân công Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc lấy mẫu giám định.

Tại buổi lấy mẫu giám định mỗi bên đương sự đã cung cấp một con bò mẹ để chứng minh con bò đang tranh chấp là con của một trong hai con bò mẹ đó. Theo quy trình thẩm phán được phân công tiến hành lấy mẫu niêm phong, bảo quản  cẩn thận, chính xác, khách quan để gửi ra Viện chăn nuôi để xét nghiệm. Nếu kết quả giám định ADN chứng minh con bò tranh chấp trùng khớp với mẫu ADN của bò mẹ của một trong hai đương sự cung cấp thì bên đó được quyền sở hữu con bò đang tranh chấp. Đồng thời người thua kiện trong vụ án tranh chấp sẽ là người chịu tiền xét nghiệm ADN và tiền án phí.

Đối với Tòa án thì việc lấy mẫu ADN để giám định để xác định huyệt thống mặc dù là việc bất đắc dĩ nhưng kết luận giám định huyết thống lại là nguồn chứng cứ quan trọng, chính xác, khách quan nhất để giải quyết vụ án.

Anh-tin-bai

KSV theo dõi quá trình lấy mẫu ADN trong vụ án tranh chấp bò

Thông qua hoạt động kiểm sát việc lấy mẫu giám định, Viện kiểm sát nhận thấy thủ tục lấy mẫu ADN để trưng cầu của Tòa án đảm bảo tính khách quan và phù hợp với thực tế tình hình tranh chấp quyền sở hữu tài sản là trâu bò. Hoạt động này vừa đảm bảo tính chính xác, vừa thể hiện tính công bằng và là nguồn chứng cứ quạn trọng để giải quyết vụ án. Mặc dù là biện pháp có chi phí giám định rất tốn kém cho các đương sự nhưng là một trong những đây là cách làm hay của Tòa án. Đồng thời đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp trâu bò nói riêng.

 

La Thị Bé Nguyễn

Viện kiểm sát nhân dân huyện Tương Dương

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1