Một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham mưu tổng hợp là
công tác tham mưu xây dựng Kế hoạch, Chương trình công tác, trong đó có
Kế hoạch, Chương trình công tác năm của VKSND các cấp, của các đơn vị
trực thuộc và việc tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời theo dõi,
quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Kế
hoạch đã đề ra.Kế hoạch công tác năm của VKSND tỉnh và VKSND cấp huyện
là văn bản xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm thực hiện,
trong đó xác định các nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu về tổ
chức thực hiện kế hoạch. Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp dưới
phải căn cứ vào Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao, phù hợp
với kế hoạch của Viện kiểm sát cấp trên và yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở
địa phương.Chương trình công tác là văn bản cụ thể hóa việc thực hiện kế
hoạch công tác của Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó xác định rõ nội
dung, biện pháp để thực hiện từng nhiệm vụ công tác đã đề ra trong kế
hoạch, phân công người chỉ đạo, bộ phận đảm nhiệm, người thực hiện và dự
kiến thời gian hoàn thành.Chương trình công tác năm của các đơn vị
thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh phải phù hợp với Hướng dẫn công tác của các
đơn vị thuộc VKSND tối cao, chương trình công tác của các đơn vị nghiệp
vụ thuộc VKSND cấp cao và Kế hoạch công tác của VKSND tỉnh.
Hằng
năm, căn cứ yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành Kiểm sát
nhân dân, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Chỉ thị xác định nhiệm vụ
trọng tâm, các biện pháp quản lý, chỉ đạo và điều hành để tập trung
thống nhất, chỉ đạo, thực hiện trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân. Căn
cứ Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, của Quốc hội và nhiệm vụ chính trị địa phương, VKSND tỉnh xây
dựng Kế hoạch công tác năm và tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời,
theo dõi, quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm
vụ đã đề ra. Các phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh xây dựng Chương trình công
tác và hướng dẫn công tác cho VKSND cấp huyện; VKSND cấp huyện xây dựng
Kế hoạch công tác theo yêu cầu của VKSND cấp trên, hướng dẫn của phòng
nghiệp vụ VKSND tỉnh. Kế hoạch công tác của VKSND cấp huyện phải căn cứ
vào Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao, phù hợp với Kế hoạch
của VKSND tỉnh, hướng dẫn của các phòng nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ
chính trị tại địa phương.Theo Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và
quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành kèm theo Quyết
định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (gọt
tắt là Quy chế 279)Kế hoạch công tác của VKSND tỉnh được ban hành chậm
nhất ngày 15 tháng 01 của năm; Kế hoạch công tác của VKSND cấp huyện
được ban hành chậm nhất ngày 20 tháng 01 của năm; Chương trình, hướng
dẫn công tác của các phòng thuộc VKSND tỉnh được ban hành chậm nhất ngày
17 tháng 01 của năm.
Trong
thời gian vừa qua công tác xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch công
tác năm của VKSND hai cấp Nghệ An, Chương trình công tác của các phòng
nghiệp vụ VKSND tỉnh luôn được quan tâm, thực hiện nghiêm chỉ đạo của
VKSND tối cao trong việc xây dựng Kế hoạch, Chương trình công tác công
tác năm; Kế hoạch, Chương trình công tác năm của các đơn vị đã bám sát
những yêu cầu, nhiệm vụ theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Quốc
hội, Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của
ngành Kiểm sát nhân dân, Nghị quyết của Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác
và Kế hoạch công tác của VKSND tỉnh và hướng dẫn công tác của các Vụ
nghiệp vụ, phòng nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh và nhiệm vụ chính trị địa
phương;bám sát chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn, nhiệm vụ chính
trị địa phương; đề ra được các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp
hữu hiệu để thực hiện; xác định khâu công tác đột phá để tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng các lĩnh vực công tác; bảo đảm
các quy định về nội dung, hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản, bố cục
rõ ràng, bám sát nội dung yêu cầu và đảm bảo về chất lượng, có nhận
định, đánh giá hợp lý, logic và có tính thực tiễn; kịp thời phản ánh đầy
đủ, chính xác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; phục vụ tốt công tác
tham mưu cho Lãnh đạo Viện trong việc chỉ đạo, triển khai các Kế hoạch,
chương trình công tác cũng như theo dõi, kiểm tra giám sát, báo cáo Viện
kiểm sát cấp trên và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; kịp thời đã
đề ra các nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện, tiến độ,
thời gian thực hiện; phân công trách nhiệm cho từng cán bộ, công chức,
người lao động thực hiện các nội dung nhiệm vụ cụ thể.Tập thể lãnh đạo
VKSND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách, quản
lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị cấp phòng thuộc VKSND tỉnh và 21 đơn
vị VKSND cấp huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, còn có
những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng Kế hoạch, chương trình công
tác năm, như chưa đề ra được biện pháp cụ thể, biện pháp tổ chức thực
hiện còn chung chung; còn lỗi về hình thức kỹ thuật trình bày văn
bản;công tác đánh giá, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu,
nhiệm vụ có lúc, có nơi, có đơn vị còn chưa chủ động nên chất lượng chưa
cao.
Từ thực tiễn nêu trên,
để khắc phục những tồn tại hạn chế, cần thực hiện tốt một số giải pháp
sau nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng Kế hoạch công tác năm của
VKSND tỉnh, VKSND cấp huyện và Chương trình công tác năm của các phòng
nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh; đồng thời tổ chức thực hiện tốt chỉ tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra.
1. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng Kế hoạch, Chương trình công tác năm
Một là, Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch, Chương trình công tác năm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị
Phải
đổi mới công tác chỉ đạo theo hướng sâu sát, trách nhiệm, kết hợp chặt
chẽ giữa chỉ đạo với kiểm tra, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch,
chương trình công tác. Phải nhìn ở góc độ biện chứng của vấn đề, đó là
phải xây dựng được bản kế hoạch công tác tốt đi đôi với việc tổ chức
thực hiện có hiệu quả; xây dựng, ban hành một bản kế hoạch chất lượng
nhưng công tác chỉ đạo, giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch không tốt,
thiếu kiểm tra, đôn đốc sẽ không hiệu quả; ngược lại trong quá trình tổ
chức thực hiện kế hoạch nếu phát hiện những bất cập, những vấn đề mới
phát sinh kịp thời chỉ đạo để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp,
có như vậy mới thực hiện có hiệu quả, bảo đảm về tiến độ, đạt và vượt
các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo
trong chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch, Chương trình công
tác năm của cơ quan, đơn vị bảo đảm cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ công tác của Viện kiểm sát hai cấp và các đơn vị trực thuộc
đúng với sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao,
của VKSND cấp trên, đáp ứng các yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ của
từng cấp kiểm sát, từng phòng nghiệp vụ; bảo đảm nguyên tắc tập trung
thống nhất, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với thực
tiễn công tác;bảo đảm cho Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị nghiệp vụ
thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, chính xác, sát với tình hình thực
tiễn và khả năng của từng cấp, từng đơn vị; thường xuyên rà soát, kiểm
tra, đánh giá; định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm theo quy định.
Hai
là, Cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp phải chịu khó tự tìm tòi,
nghiên cứu kỹ, nắm rõ hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết về phương pháp, kỹ
năng xây dựng các văn bản tham mưu tổng hợp (kế hoạch, chương trình...);
nghiên cứu và nắm vững các văn bản, quy định của ngành KSND về công tác
tham mưu tổng hợp.
Người
được giao xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phải nghiên cứu kỹ
các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của
VKSND tối cao và điều kiện, khả năng của từng đơn vị để đề ra các mục
tiêu, nhiệm vụ cho sát hợp và bảo đảm tính khả thi. Nắm vững các quy
định của pháp luật, quy chế, quy định của ngành để để xây dựng kế hoạch,
chương trình công tác như: Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức VKSND năm
2014; chỉ thị, kế hoạch công tác năm của Viện trưởng VKSND tối cao; các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ở Trung ương và địa phương liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Hướng dẫn xây dựng báo cáo công tác ban hành kèm theo Quyết định số
386/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017, của Viện trưởng VKSND tối cao; Nắm chắc
các quy định về trình bày văn bản theo Nghị định 30/NĐ-CP ngày 05/3/2020
về công tác Văn thư; Quyết định số 393/QĐ-VKSTC ngày 01/7/2016 của Viện
trưởng VKSND tối cao quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính trong Ngành; Quy định của Ngành về Hệ thống các chỉ tiêu
nghiệp vụ theo Quyết định 139/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2020 của Viện trưởng
VKSND tối cao; Quyết định 279/ QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng
VKSND tối cao về Quy chế về chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác
trong ngành KSND;Quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về
pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành
KSND ban hành kèm theo Quyết định số 599/QĐ-VKSTC ngày 06/12/2019....
Ba
là, Cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp khi đươc phân công xây dựng
kế hoạch, chương trình công tác phải nắm vững và thực hiện đúng trình
tự, phương pháp xây dựng kế hoạch, chương trình công tác
Yêu
cầu nắm vững các quy định Luật tổ chức VKSND, các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, của Quốc hội, bám sát nội dung Chỉ thị công tác năm của Viện
trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch công tác trọng tâm của VKSNND tối cao,
các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao, chỉ đạo của lãnh
đạo Đảng, nhà nước, của Viện trưởng VKSND tối cao tại hội nghị triển
khai công tác năm của ngành KSND; căn cứ tình hình thực tiễn tại đơn vị,
những kết quả tích cực của năm trước, những tồn tại hạn chế được chỉ ra
trong báo cáo tổng kết công tác năm và nhiệm vụ chính trị địa phương,
bảo đảm Kế hoạch, chương trình công tác được thực hiện đúng, đầy đủ nội
dung và hình thức, được thông qua theo trình tự quy định của ngành.
2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, Chương trình công tác năm
Một
là,Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị công tác năm của Viện trưởng
VKSND tối cao và Kế hoạch, Chương trình công tác năm của cơ quan, đơn vị
ngay sau khi các văn bản này được chính thức ban hành.
Văn
phòng tổng hợp VKSND tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp tham mưu
giúp Viện trưởng VKSND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị công
tác năm của Viện trưởng VKSND tối cao, kế hoạch, chương trình công tác
năm của cơ quan, đơn vị ngay sau khi các văn bản này được ban hành chính
thức.Trong đó, phải chuẩn bị đầy đủ nội dung, tài liệu và các điều kiện
tổ chức thành công hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm bảo đảm
thực chất, hiệu quả, đúng tiến độ theo yêu cầu của VKSND tối cao,; sau
hội nghị ban hành thông báo kết luận chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tỉnh
để các tập thể, cá nhân tổ chức thực hiện.
Văn
phòng tổng hợp VKSND tỉnh là đơn vị có trách nhiệm giúp Viện trưởng
VKSND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch công tác
năm của VKSND tỉnh; vì vậy phải phân công cụ thể trách nhiệm của lãnh
đạo văn phòng và cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp, đồng thời Văn
phòng chủ động phối hợp với Thanh tra và các phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh
trong việc theo dõi, đôn đốc, tham mưu chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
Kế hoạch.
Hai
là, Định kỳ tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, Chương
trình công tác năm; đối chiếu với các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu
của Quốc hội, của VKSND tối cao, các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch,
chương trình công tác của cơ quan, đơn vị; đánh giá kết quả, có biện
pháp khắc phục hạn chế nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình
công tác và chỉ thị công tác năm của Viện trưởng VKSND tối cao
Đây
là công tác có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của ngành
Kiểm sát nhân dân để đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong
Ngành; đảm bảo các Kế hoạch, Chương trình công tác được thống nhất, quán
triệt, thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời những chỉ đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát cấp trên.Định kỳ hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng,
một năm VKSND hai cấp, các phòng nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh phải tổ chức
kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, chương trình
công tác; đối chiếu với các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu của Quốc
hội, của VKSND tối cao, chỉ tiêu nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình
công tác; phân tích đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm
được, những hạn chế, yếu kém; xác định nguyên nhân và trách nhiệm; đề
ra những nhiệm vụ trọng tâm và các biện pháp bảo đảm thực hiện đạt và
vượt các chỉ tiêu, thực hiện có hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ đã đề
ra.Ngoài việc đánh giá kết quả đạt được những hạn chế, thiếu sót để tham
mưu, đề xuất thực hiện biện pháp nhằm kịp thời khắc phục, để hoàn thành
kế hoạch công tác đã đặt ra. Chú trọng tiếp nhận các kiến nghị; chủ
động phát hiện, nắm bắt những vấn đề bất cập, vướng mắc, khó khăn của
Viện kiểm sát cấp dưới, xác định nguyên nhân để tổng hợp, báo cáo đề
xuất với lãnh đạo Viện những giải pháp khắc phục, giải quyết một cách
toàn diện, hiệu quả; chủ động tham mưu điều chỉnh việc thực hiện chỉ
tiêu, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện bảo đảm phù hợp với tình
hình thực tiễn và những vấn đề mới phát sinh.
Ba là, Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch,Chương trình công tác
Theo
quy định Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra
kết quả thực hiện chỉ thị, kế hoạch và chương trình công tác của các đơn
vị trực thuộc và Viện kiểm sát cấp dưới theo định kỳ hoặc đột xuất. Do
đó, ngay từ đầu năm công tác Văn phòng tổng hợp VKSND tỉnh phải tham mưu
cho Viện trưởng VKSND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, trong đó phải
xác định rõ nội dung, yêu cầu, hình thức, thời gian hoàn thành.Chỉ đạo
phân công cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ quản lý, theo dõi các chuyên
đề nghiệp, các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao. Tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát
cấp huyện; các phòng được giao theo dõi chỉ đạo thực hiện các chuyên đề
nghiệp vụ thường xuyên rà soát những khâu công tác còn nhiều sai sót,
hạn chế của VKSND cấp huyện để tập trung chỉ đạo; chú trọng nâng cao
chất lượng hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị, thông báo rút kinh
nghiệm cho VKSND cấp huyện.
3.
Nhóm các giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, ứng
dụng công nghệ thông tin bảo đảm thực hiện tốt công tác tham mưu tổng
hợp, trong đó có việc xây dựng và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu
quả Kế hoạch, chương trình công tác.
Một là,
Chú trọng việc phát hiện, lựa chọn và bố trí, sử dụng cán bộ làm công
tác tham mưu, tổng hợp trên cơ sở đánh giá, tuyển chọn, bảo đảm đúng
tiêu chuẩn, năng lực, sở trường; cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp
phải là những người đãcó thời gian làm công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp; có tinh thần trách nhiệm, hiểu biết sâu về
các khâu công tác nghiệp vụ của Ngành; có bản lĩnh, có năng lực, có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trung
thực, thẳng thắng, nghiêm túc, chủ động, độc lập, thích ứng cao trong
công việc, luôn cần cù, tỉ mỉ, thận trọng và có tính chuyên nghiệp,
nguyên tắc cao; có khả năng phân tích tổng hợp và nhạy bén với nhiệm vụ
chính trị, có tư duy biện chứng; dám đề xuất, dám chịu trách nhiệm và
không được dĩ hòa vi quý.
Hai là,
Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, bao gồm cả bồi
dưỡng nghiệp vụ về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp để người làm công tác tham mưu tổng hợp có kiến thức toàn
diện, nắm chắc việc vận dụng các thao tác nghiệp vụ, kiến thức về ngoại
ngữ, ứng dụng tin học văn phòng và các chương trình khác về công tác văn
phòng; chú trọng công tác đào tạo tại chỗ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm
trong công tác tham mưu tổng hợp. Một mặt, cần bố trí, sử dụng bảo đảm
tính ổn định đối với cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp ít nhất từ 3
đến 5 năm hoặc lâu hơn tùy điều kiện tình hình thực tiễn và nhu cầu công
tác; đồng thời phải có cơ chế ưu tiên về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ quản lý, chức danh tư pháp cho
những người làm công tác tham mưu, tổng hợp, coi cán bộ làm công tác
tham mưu, tổng hợp là nguồn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý
các cấp trong đơn vị.
Ba là,
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tham mưu tổng hợp,
quản lý nghiệp vụ, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm kết
nối liên thông, nâng cao hiệu quả trong điều hành, minh bạch trong quản
lý; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ bí
mật nhà nước. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện
các phần mềm do VKSND tối cao triển khai áp dụng(phần mềm báo cáo thống
kê, phần mềm quản lý án hình sự, dân sự);sử dụng có hiệu quả hệ thống
trực tuyến, hộp thư điện tử công vụ, quản trị và sử dụng hiệu quả Trang
thông tin điện tử VKSND tỉnh...Trang bị bổ sung các thiết bị làm việc
phù hợp với tính chất, phục vụ yêu cầu công tác tham mưu, tổng hợp, như
máy scan để lưu, chuyển văn bản; đảm bảo đúng nguyên tắc bảo vệ bí mật
Nhà nước trong cung cấp, tiếp nhận thông tin và phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác của thông tin báo cáo do đơn vị mình cung cấp.
Nguyễn Xuân Chung
Văn phòng tổng hợp
|