Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Điều 21, Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Hôm nay, Tòa án nhân dân thị xã C mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng tín dụng”, giữa:
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Đại diện theo pháp luật: ông Trương Văn Phước – Chức vụ: Tổng giám đốc
Bị đơn: Ông Lê Trọng H, sinh năm 1964.
Bà Đào Thị L, sinh năm 1964.
Địa chỉ: Khối 2, phường NH, thị xã C, tỉnh N
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Ông Lê Trọng N, bà Hoàng Thị H, ông Lê Trọng T, bà Phan Thị Hoài A
Đều có địa chỉ: Khối 2, phường NH, thị xã C, tỉnh N.
Qua
nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án
nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án và tham gia phiên tòa sơ thẩm
hôm nay. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thị xã C phát biểu ý kiến của
Viện kiểm sát về những nội dung sau:
I. VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
1.
Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Hội đồng
xét xử vụ án, Thư ký phiên tòa trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ
khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án:
* Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử:
* Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán trong thời gian chuẩn bị xét xử:
- Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án đã thực hiện các quy định tại điều 48, Điều 203 BLTTDS, cụ thể:
+
Thẩm quyền thụ lý vụ án: đây là vụ tranh chấp về kinh doanh thương mại
theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS nên Tòa án cấp huyện thụ lý là
đúng thẩm quyền quy định điểm b Khoản 1 Điều 35, Điều 39 BLTTDS.
+ Thẩm phán đã tiến hành lập hồ sơ vụ án đúng quy định tại Điều 198, Điều 204 BLTTDS.
+ Thẩm phán xác định tư cách đương sự, những người tham gia tố tụng đúng quy định tại Điều 68 BLTTDS.
+ Thẩm phán đã thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại Chương VII BLTTDS đã đúng quy định.
+
Thẩm phán đã thực hiện việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng cho Viện
kiểm sát và người tham gia tố tụng có đúng quy định tại chương X BLTTDS.
+
Thẩm phán đã tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải theo quy định tại Điều 205, 208, 209, 210, 211
BLTTDS.
Tuy
nhiên, Thẩm phán ra Thông báo thụ lý vụ án chưa kịp thời thể hiện: Ngân
hàng nộp biên lai tạm ứng án phí ngày 11/7 đến ngày 25/7 Thẩm phán ra
Thông báo thụ lý vụ án là chưa kịp thời theo quy định tại Khoản 3 Điều
195 BLTTDS.
* Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử tại phiên tòa:
- Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng quy định tuân theo đúng các quy định của BLTTDS về việc xét xử sơ thẩm vụ án.
* Việc tuân theo pháp luật của Thư ký tại phiên tòa:
Thư
ký tòa án đã thực hiện đúng các quy định tại Điều 51 BLTTDS về việc phổ
biến nội quy phiên tòa, kiểm tra và báo cáo HĐXX danh sách những người
được triệu tập đến phiên tòa; ghi biên bản phiên tòa.
2. Việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án:
Đối với nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đã
thực hiện đúng các quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 73, Điều
234 BL TTDS năm 2015.
II. VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
* Xét về yêu cầu khởi kiện đòi nợ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Qúa
trình giải quyết vụ án, ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L đều thừa nhận đã
ký Hợp đồng tín dụng số 175/2015/HĐTD ngày 11/12/2015 với số tiền
1.500.000.000 (một tỷ năm trăm triệu đồng). Việc ký kết hợp đồng là
hoàn toàn tự nguyện của các bên và tuân thủ các quy định của pháp luật
cả về hình thức và nội dung của hợp đồng nên Hợp đồng tín dụng số
175/2015/HĐTD ngày 11/12/2015 hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều
405 BLDS năm 2005. Thực hiện Hợp đồng tín dụng, Ngân hàng đã giải ngân,
ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L đã nhận đủ số tiền vay là 1.500.000.000
(một tỷ năm trăm triệu đồng) theo Khế ước nhận nợ số 1602 ngày
11/12/2015. Như vậy, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh V
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên cho vay theo Hợp đồng tín dụng đã
ký kết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng đến ngày
30/12/2017 là ngày hết hạn trả nợ cuối cùng, ông Lê Trọng H và bà Đào
Thị L không thanh toán số tiền nợ cho Ngân hàng như đã cam kết. Do đó,
Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam khởi kiện yêu cầu ông Lê Trọng H và bà Đào
Thị L phải thanh toán số tiền còn nợ là có căn cứ, cụ thể: tổng số tiền
nợ ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L phải trả cho Ngân hàng là
2.186.872.416 đồng (Hai tỷ một trăm tám mươi sáu triệu, tám trăm bảy
mươi hai nghìn, bốn trăm bảy mươi sáu đồng) trong đó nợ gốc
1.490.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm chín mươi triệu, không trăm hai mươi
nghìn đồng), tiền lãi trong hạn là 47.966.667 đồng (bốn mươi bảy triệu,
chín trăm sáu mươi sáu nghìn, sáu trăm sáu bảy đồng), tiền lãi quá hạn
648.905.749 đồng (sáu trăm bốn mươi tám triệu, chín trăm linh năm nghìn,
bảy trăm bốn mươi chín đồng).
*
Đối với yêu cầu độc lập của bà Hoàng Thị H và ông Lê Trọng N: về hủy
hợp đồng chuyển nhượng đất có diện tích 280m2, thửa số 7, tờ bản đồ số
18 tại Khối 2, phường NH, thị xã C vì chỉ có chữ ký của ông Phan Trọng
N, không có chữ ký của vợ là bà Hoàng Thị H, chỉ có ông Lê Trọng N nhận
tiền bà Hoàng Thị H không biết.
Xét
thấy: ngày 30/8/1996 ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L nhận chuyển nhượng
của gia đình ông Lê Trọng N với diện tích 280m2, thửa số 7, tờ bản đồ số
18 tại khối 2 phường NH, thị xã C. Sau khi chuyển nhượng thì ông Lê
Trọng H và bà Đào Thị L đã trả đủ số tiền cho ông Lê Trọng N. Ông Lê
Trọng H và bà Đào Thị L đã nhận đất và được UBND thị xã C cấp GCNQSDĐ số
AC 677415 ngày 31/9/1997. Ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L đã xây dựng
nhà ở trên mảnh đất được chuyển nhượng ngay cạnh nhà của ông Lê Trọng N,
bà Hoàng Thị H. Như vậy, ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L sử dụng diện
tích đất được chuyển nhượng là công khai nên mặc dù bà Hoàng Thị H không
ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng đất. Nhưng thực tế bà Hoàng Thị H
đã biết có nhà ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L xây dựng trên diện tích
đất của nhà bà và ở cạnh nhà của bà Hoàng Thị H và ông Lê Trọng N tuy
nhiên bà Hoàng Thị H không có ý kiến gì phản đối khi ông Lê Trọng H và
bà Đào Thị L xây dựng nhà ở trên diện tích đất của gia đình mình. Mặt
khác, bà Hoàng Thị H đã sử dụng số tiền chuyển nhượng đất để sửa sang,
xây dựng nhà cửa mà gia đình đang ở hiện nay. Theo quy định tại Án lệ số
04/2016/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng khi chỉ có một bên vợ
hoặc chồng ký tên thì phải xác định bà Hoàng Thị H đồng ý với việc
chuyển nhượng đất, cụ thể: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ
chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó
cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn
cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người
không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà
đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất
đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến
phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng
nhà đất”.
Do
đó, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Lê Trọng N, bà
Hoàng Thị H là hủy hợp đồng chuyển nhượng đất có diện tích 280m2, thửa
số 7, tờ bản đồ số 18 tại Khối 2, phường NH, thị xã C.
* Xét yêu cầu xử lý tài sản thế chấp:
-
Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản số 00111 ngày 11/12/2015: để đảm bảo
cho khoản vay, các bên thỏa thuận thống nhất dùng là tài sản thế chấp
quyền sử dụng đất diện tích 280m2 thuộc thửa số 07, tờ bản đồ số 18 và
tài sản gắn liền với đất là nhà ở cấp 4, diện tích 100m2 tại Khối 2,
phường NH, thị xã C theo GCNQSDĐ số AC 677415 do UBND thị xã cấp ngày
31/9/1997 cho ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L. Hợp đồng thế chấp được lập
thành văn bản, có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp
luật; Chủ tài sản tự nguyện thế chấp, hợp đồng đã được công chứng và
đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Việc
ký kết hợp đồng đảm bảo các quy định về đối tượng thế chấp, điều kiện
thế chấp và tài sản thế chấp không thuộc trường hợp tài sản không được
thế chấp theo quy định tại Điều 7, Điều 23, Điều 27 Quyết định số
217/QĐ- ngày 17/8/1996 của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế
thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng; Khoản 1 Điều 295
Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, có cơ sở chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng
TMCP XNK Việt Nam trong trường hợp ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L không
thanh toán được số tiền nợ hoặc không thanh toán đầy đủ số tiền nợ thì
Ngân hàng có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế
chấp theo Hợp đồng thế chấp số 00111 ngày 11/12/2015 là quyền sử dụng
đất có diện tích 280m2 thuộc thửa số 07, tờ bản đồ số 18 và tài sản gắn
liền với đất là nhà ở cấp 4, diện tích 100m2 tại Khối 2, phường NH, thị
xã C theo GCNQSDĐ số AC 677415 do UBND thị xã cấp ngày 31/9/1997 cho ông
Lê Trọng H và bà Đào Thị L.
-
Đối với Hợp đồng thế chấp số 00112 ngày 11/12/2015: để đảm bảo cho
khoản vay, các bên thỏa thuận thống nhất dùng tài sản là quyền sử dụng
đất có diện tích 250m2, thuộc thửa số 2, tờ bản đồ số 16 và tài sản gắn
liền với đất là nhà ở cấp 4, diện tích 60m2 tại Khối 3, phường NH, thị
xã C, tỉnh N theo GCNQSDĐ số AC 678418 do UBND thị xã C cấp ngày
15/8/1997 cho ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L theo Hợp đồng thế chấp số
00112 ngày 11/12/2015. Tuy nhiên, ông Lê Trọng H và bà Đào Thị L không
chấp nhận yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng do trên thửa đất
còn có 01 ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của ông Lê Trọng T, bà Phan Thị
Hoài A không đưa vào thế chấp nên đề nghị tuyên Hợp đồng thế chấp số
00212 ngày 11/12/2015 vô hiệu.
Xét
thấy: quá trình giải quyết vụ án, TAND thị xã C đã tiến hành thẩm định
tại chỗ, hiện trạng trên thửa đất có hai ngôi nhà cấp 4. Trong đó có một
ngôi nhà diện tích 60m2 là thuộc quyền sở hữu của ông Lê Trọng H và bà
Đào Thị L đã được đưa vào thế chấp trong hợp đồng thế chấp; 01 ngôi nhà
diện tích 90m2 là của ông Lê Trọng T, bà Phan Thị Hoài A, ngôi nhà này
được xây dựng năm 2009 là trước thời điểm ký hợp đồng thế chấp nhưng khi
ký kết hợp đồng không đưa ngôi nhà là tài sản của ông T và bà A vào thế
chấp.
Theo quy
định tại Mục 4 Khoản 19 Điều 1 Nghị Định số 11/2012/NĐ-CP ngày
22/02/2012 của Chính Phủ; Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: bên thế
chấp có quyền chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không kèm theo tài sản
gắn liền với đất. Ngân hàng vẫn có quyền yêu cầu xử lý tài sản gắn liền
với đất đối với tài sản không đưa vào thế chấp đó, cụ thể: “Trong trường
chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với
đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng
đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền
sử dụng đất”. Theo Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế
chấp được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thông qua ngày 14/12/2017 và
được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án
Tòa án nhân dân Tối cao thì: "Trường hợp trên đất có nhiều tài sản gắn
liền với đất mà có tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất, có tài
sản thuộc sở hữu của người khác mà người sử dụng đất chỉ thế chấp quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình, hợp đồng
thế chấp có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật thì
hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật...
...
Trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế
chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng diện tích đất mà trên đất
có nhà thuộc sở hữu của người khác không phải là người sử dụng đất thì
cần dành cho chủ sở hữu nhà đó được quyền ưu tiên nếu họ có nhu cầu mua
(nhận chuyển nhượng).
Như
vậy, Hợp đồng thế chấp được ký kết trên cơ sở tự nguyện đảm bảo đúng
quy định của pháp luật về chủ thể ký kết; việc ký kết hợp đồng đảm bảo
các quy định về đối tượng thế chấp, điều kiện thế chấp và không thuộc
trường hợp tài sản không được thế chấp theo quy định tại Điều 7, Điều
23, Điều 27 Quyết định số 217/QĐ- ngày 17/8/1996 của Ngân hàng nhà nước
về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân
hàng; Khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng thế chấp đã được
công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất nên có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, nếu ông Lê Trọng H và bà Đào
Thị L không thanh toán nợ hoặc thanh toán không đầy đủ thì Ngân hàng có
quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp theo
Hợp đồng thế chấp số 00112 ngày 11/12/2015 là quyền sử dụng đất có diện
tích 250m2, thuộc thửa số 2, tờ bản đồ số 16 và tài sản gắn liền với đất
là nhà ở cấp 4, diện tích 60m2 tại Khối 3, phường NH, thị xã C, tỉnh N
theo GCNQSDĐ số AC 678418 do UBND thị xã C cấp ngày 15/8/1997 cho ông Lê
Trọng H và bà Đào Thị L. Vì thế, không có căn cứ để tuyên Hợp đồng thế
chấp số 00112 ngày 11/12/2015 vô hiệu như lời nại của ông Lê Trọng H và
bà Đào Thị L.
Từ những phân tích trên, đề nghị HĐXX áp dụng :
- Căn cứ các Điều 30, Điều 35, Điều 39, Điều 144, Điều 147, Điều 266, 267, Điều 271, Điều 273 Bộ luật TTDS năm 2015 .
-Căn cứ khoản 2 Điều 292; Điều 295; Điều 299, 317, 318, 319, 320, 322, 323, 325, 463, 466, 468, 688 Bộ luật dân sự năm 2015.
-
Căn cứ Điều 91, Điều 95Luật tổ chức tín dụng năm 2010; mục 4 Khoản 19
Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về
giao dịch bảo đảm.
-
Áp dụng Án lệ số 11/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017; Án lệ số 04/2016/AL được Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm
2016.
- Căn cứ Khoản 2, Khoản 6 Điều 26 Nghị quyết 326/2016 ngày 30/12/2016 của UBTVQH, xử:
1,
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Buộc ông Lê Trọng H, bà Đào
Thị Lphải thanh toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
Việt Nam số tiền số tiền cả gốc và lãi tính đến hết ngày 25/11/2019 là
2.186.872.416 đồng, trong đó nợ gốc là 1.490.000.000 đồng, tiền lãi
trong hạn là 47.966.667 đồng; tiền lãi quá hạn là 648.905.749 đồng.
Trong
trường hợp ông Lê Trọng H, bà Đào Thị L không trả được nợ hoặc trả nợ
không đủ thì Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có quyền yêu cầu cơ
quan Thi hành án Dân sự có thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi
nợ là:Quyền sử dụng đất diện tích 280m2 thuộc thửa số 07, tờ bản đồ số
18 và tài sản gắn liền với đất là nhà ở cấp 4, diện tích 100 m2, tại
Khối 2, phường NH, thị xã C, tỉnh N theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số AC 677415 do UBND thị xã C cấp ngày 31/9/1997cho ông Lê Trọng H
và bà Đào Thị L; Quyền sử dụng đất diện tích 250m2 thuộc thửa số 02, tờ
bản đồ số 16 và tài sản gắn liền với đất là nhà ở cấp 4, diện tích 60
m2, tại Khối 3, phường NH, thị xã C, tỉnh N theo Giấy CNQSD đất số AC
678418 do UBND thị xã C cấp ngày 15/8/2007 cho ông Lê Trọng H và bà Đào
Thị L. Trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận
thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng diện tích đất mà trên
đất có nhà thuộc sở hữu của người khác không phải là người sử dụng đất
thì cần dành cho chủ sở hữu nhà đó được quyền ưu tiên nếu họ có nhu cầu
nhận chuyển nhượng.
2,
Không chấp nhận yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập bà Hoàng Thị H và ông Lê Trọng N về hủy hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Lê Trọng N và ông Lê Trọng H, bà Đào
Thị L.
Về chi phí
thẩm định: Ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Ngân hàng TMCP xuất
nhập khẩu Việt Nam chịu chi phí thẩm định tại chỗ 5.000.000đ.
Về án phí:
+ Buộc ông Lê Trọng H, bà Đào Thị Lphải chịu 75.737.448 đồng tiền án phí KDTM sơ thẩm.
+ Buộc bà Hoàng Thị H và Lê Trọng N phải chịu án phí do yêu cầu độc lập không được chấp nhận.
+
Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Namđược nhận lại số tiền tạm ứng án
phí đã nộp là 36.995.522 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số
0000640 ngày 11/7/2019của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã C.
Trường
hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi
hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và
9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo
quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
- Các đương sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Trên
đây là ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của Thẩm
phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và quan
điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát.
Nguyễn Thị Thúy Vinh - P. Trưởng phòng 10
Viện KSND tỉnh Nghệ An
|