Viện KSND huyện Tân Kỳ ban hành Kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật
Trong thời
gian qua trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ nói riêng
tình trạng đầu cơ đẩy giá đất lên cao dẫn đến “Sốt đất” nên một số đối tượng đã
lợi dụng tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư không chuyên với
mong muốn có được những mãnh đất đẹp với giá cả thấp nên đã sử dụng mạng Zalo,
Facbook đặt mua các “bìa đỏ” giả, với thông tin các mảnh đất nằm ở vị trí đẹp,
có khả năng sinh lời cao rồi đưa đến thế chấp cho các nhà đầu tư trên địa bàn
huyện Tân Kỳ.
Để che dấu
hành vi vi phạm pháp luật của mình các đối tượng đã lập ra các hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất chờ (Thời hạn phát sinh hợp đồng sau 05 năm). Quá
trình giao kết hợp đồng các đối tượng đã cấu kết với Công chức Tư pháp xã để tiến
hành chứng thực vào các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư. Sự tinh vi của các đối tượng đã gây khó khăn cho công
tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vì thời điểm phát hiện các hợp đồng nêu
trên chưa phát sinh hiệu lực, hơn nữa các đối tượng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
hợp đồng nên không chứng minh được ý thức chiếm đoạt tài sản của các đối tượng.
Do đó, không thể xử lý các đối tượng nêu trên, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
mà chỉ khởi tố xử lý về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét nơi làm việc
của Công
chức Tư pháp xã có vi phạm
Để kịp thời
ngăn chặn tội phạm, vi phạm trong thời gian tới, Viện trưởng VKSND huyện Tân Kỳ
đã ban hành Kiến nghị số 307 ngày 31/5/2022 đến Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ để
chỉ đạo nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng “bìa đỏ” giả thực hiện các giao dịch
dân sự trên địa bàn toàn huyện. Trong đó, tập trung chỉ đạo một số nội dung
sau:
Một là, Chỉ
đạo các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương tăng cường phối hợp trong hoạt
động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật của người dân, không mua bán, sử
dụng các loại giấy tờ giả; Phải luôn đề cao cảnh giác, thận trọng trong mỗi
giao dịch liên quan đến các loại giấy tờ để đảm bảo tính xác thực của các loại
giấy tờ, khi làm thủ tục mua bán quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
phải xác thực thông tin tại Cơ quan có thẩm quyền.
Hai là, Chỉ
đạo Chủ tịch UBND các xã, thị tăng cường công tác quản
lý Nhà nước trong việc sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đồng thời
ban hành quy chế và thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu của cơ
quan, tổ chức mình, bảo đảm chặt chẽ, theo đúng quy định. Không để xảy ra tình
trạng giao khoán con dấu cho cán bộ tham mưu dẫn đến việc sử dụng con dấu không
đúng quy định pháp luật.
Ba là, Chỉ đạo UBND các xã, thị và Văn
phòng công chứng cần kiểm tra kỹ tính xác thực của các tài liệu công chứng, kiểm
tra các thông tin liên quan về tài sản, nhân thân người thực hiện giao dịch và
thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của Luật công chứng. Việc ký
kết các Văn bản giấy tờ phải được thực hiện tại UBND xã, thị hoặc Văn phòng
Công chứng. Trước khi thực hiện việc công chứng, Cán bộ tham mưu hoặc Công chứng
viên phải kiểm tra kỹ các thông tin được công chứng trên hệ thống quản lý chung
và thường xuyên phải cập nhật.
Bốn là, Chỉ đạo Phòng văn hóa, thông tin & xã
hội thông qua các loại hình truyền thông, Website… biên soạn nhiều bài viết,
nhiều câu chuyện cảnh giác để thông báo về tình hình, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm và vi phạm pháp luật về xâm phạm sở hữu, đặt biệt các thủ đoạn lừa đảo mới
thông qua mạng xã hội Zalo, Facbook để mọi người dân biết, nâng cao cảnh giác
và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả./.
Nguyễn Văn Dân
VKSND huyện Tân Kỳ